Carbonhydrate: lợi ích và nhu cầu

22-06-2020

Ngày nay, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc học cách hấp thụ những chất có lợi và giảm thiểu hết mức tác hại từ các thực phẩm chứa carbohydrate.

Những phương pháp chúng ta có thể áp dụng để phân loại và đánh giá "lợi ích – tác hại" của carbohydrate trong chế độ ăn uống thường không chính xác, hoặc đòi hỏi kiến thức khá sâu rộng về hóa học và dinh dưỡng.

Chúng tôi không khẳng định phương pháp của chúng tôi sẽ giải quyết tất cả những vấn đề này ngay lập tức, nhưng nó sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn để có thể thoải mái thưởng thức và lựa chọn các thực phẩm có lợi chứa carbonhydrate.

1. Làm thế nào để hạn chế carbohydrate đơn giản?

Carbohydrate đơn giản sẽ gây nguy hiểm ở liều lượng cao và tần suất sử dụng liên tục. Vấn đề mấu chốt là rất khó có thể duy trì lượng carbohydrate ở mức an toàn, vì glucose trong khẩu phần ăn như một loại... thuốc phiện. Chính xác là như vậy! Đáp lại lượng lớn glucose được nạp vào máu, "hoocmon khoái cảm" sẽ được tiết ra bởi cơ thể chúng ta.

Chúng ta phải nói "không" với loại thực phẩm này sao? Không!

Ngưng sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản hay tinh bột không phải là một ý hay. Như bạn đã biết, trái cây, ngũ cốc, rau củ rất quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh!

2. Chỉ số đường huyết sẽ giúp chúng ta.

Chúng ta phải làm gì? Hãy làm quen với khái niệm "chỉ số đường huyết". Đây là một phương pháp quan trọng và hữu ích giúp đánh giá các sản phẩm chứa carbohydrate. Nó cho biết tốc độ chuyển hóa carbohydrat thành đường và đi vào máu.

Chỉ số đường huyết là chỉ số thể hiện nồng độ glucose trong máu.

Để làm rõ vấn đề này, một so sánh được thực hiện với glucose tinh khiết – chất được coi là có tốc độ hấp thụ tiêu chuẩn đối với tất cả mọi người và có chỉ số đường huyết là 100.

Sản phẩm có càng nhiều glucose, sucrose, tinh bột và càng ít chất ức chế sự hấp thụ của chúng thì glucose sẽ đi vào máu càng nhanh. Theo đó, chỉ số đường huyết của một sản phẩm như vậy sẽ có xu hướng đạt 100. Còn sản phẩm chứa càng ít glucose, sucrose, tinh bột và nhiều chất ức chế sự hấp thụ, thì chỉ số đó sẽ thấp hơn đáng kể.

3. Khoai tây chiên và bông cải xanh

Chỉ số đường huyết của khoai tây chiên (hãy nhớ rằng chúng không ngọt) là 100. Điều này có nghĩa là carbohydrate tự do trong khoai tây chiên có cùng tốc độ hấp thụ với glucose tinh khiết. Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản: khoai tây chiên yêu thích của bạn là tinh bột nguyên chất gần như 100%, hơn nữa nó còn được xử lý nhiệt (lượng chất xơ ít ỏi có trong củ khoai tây già, được chọn lọc và bỏ vỏ, đã bị phá hủy trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao). Như vậy, sản phẩm này không có carbohydrate phức tạp để ức chế hấp thụ tinh bột và carbohydrate đơn giản.

Một gói khoai tây chiên thông thường chứa hơn 160g carbohydrate sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng vọt như đối với 160g glucose nguyên chất.

4. Tiếp theo: bông cải xanh tốt ở điểm nào?

Trong bông cải xanh luộc có rất ít carbohydrate và tinh bột, nhưng lại có rất nhiều chất xơ. Do sự phong phú của carbohydrate phức tạp, lượng đường được hấp thụ cực kỳ chậm. Với chỉ số đường huyết là 15 (hãy nhớ rằng mức tối đa là 100), nghĩa là carbohydrate đơn giản trong bông cải xanh được hấp thụ chậm hơn gần bảy lần so với glucose nguyên chất.

Để hấp thụ được lượng lớn glucose (như trong thử nghiệm nổi tiếng với dung dịch chứa 75 gram glucose), bạn cần ăn bông cải xanh luộc với lượng tương ứng 75 x 7 = 525 gram glucose. Tính ra là hơn 36kg!

5. Ưu và nhược điểm của chỉ số đường huyết

Thoạt nhìn, chỉ số đường huyết như một công cụ hoàn hảo giúp phân loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phầm càng gần mức 100, thì càng nên ít xuất hiện trong chế độ ăn của chúng ta. Và ngược lại, sản phẩm nào có chỉ số đường huyết dưới 30 thì nên được sử dụng nhiều hơn.

Tuân thủ chỉ số đường huyết đúng đắn cho phép chúng ta không chỉ giảm lượng carbohydrate mà còn tăng tỷ lệ chất xơ lành mạnh trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp phổ biến và đơn giản nào khác, nó cũng có nhược điểm.

Chỉ số đường huyết chỉ là một bộ lọc sơ khai. Nhờ có nó, chúng ta có thể phân loại thực phẩm chứa carbohydrate. Một số loại thực phẩm rõ ràng có hại, thậm chí không đáng để cân nhắc cho vào chế độ ăn của chúng ta, trong khi những loại khác, với một số điều kiện nhất định, thì được xét duyệt và thậm chí trở thành thức ăn cho chế độ ăn kiêng.

Chỉ số đường huyết ban đầu được phát triển để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết không thể trở thành cơ sở xây dựng chế độ ăn uống vì nó bị ảnh hưởng bởi hàm lượng carbohydrate tự do trong thực phẩm và tốc độ hấp thụ của chúng. Phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Nói tóm lại, để có một chế độ ăn uống lành mạnh, phương pháp này không được áp dụng nhiều.