Điểm trừ của chế độ ăn kiêng carbonhydrate (low carb)

22-06-2020

1. Chế độ ăn kiêng carbohydrate (low carb) phù hợp với đối tượng nào?

Bất kỳ chế độ ăn kiêng nào có hàm lượng carbohydrate thấp cùng tỷ lệ protein và chất béo cao đều dẫn đến sự suy yếu của quá trình chuyển hóa năng lượng. Một nghiên cứu được thực hiện trên các vận động viên chuyên nghiệp đã chỉ ra điều này. Tại sao lại như vậy?

Chất béo thực phẩm không phải là nguồn năng lượng tốt nhất. Chất béo chứa năng lượng gấp đôi so với protein và carbohydrate. Nhưng để trích xuất năng lượng từ chất béo lại không đơn giản như vậy: con đường trao đổi chất béo và carbohydrate giao nhau ở nhiều nơi và cơ thể thường sẽ dành sự ưu tiên cho carbohydrate. Do đó, cơ thể chúng ta không mấy mặn mà ngay cả với chất béo của chính nó, đặc biệt là khi có sự thiếu hụt carbohydrate kéo dài. Còn nếu có quá nhiều chất béo trong chế độ ăn, ví dụ như trong chế độ ăn kiêng Atkins cổ điển, thì đối với cơ thể sẽ rất nặng nề.

2. Cơ thể đối phó thể nào với việc dư thừa chất béo?

Trước hết,để hấp thụ được chất béo trong thức ăn, gan phải hoạt động rất nhiều. Chất béo không tan trong nước. Do đó, để vận chuyển được vào máu, chúng phải được "đóng gói" trong các bao vận chuyển đặc biệt. Gan chịu trách nhiệm cho việc này.

Thứ hai, máu của chúng ta không thể vận chuyển trơn tru lượng lớn chất béo. Không có gì lạ khi trong toàn bộ quá trình tiến hóa, chất béo chưa bao giờ là thực phẩm chính. Hơn nữa, nếu duy trì chế độ dinh dưỡng dư thừa chất béo liên tục và kéo dài, lưu thông máu sẽ xấu đi rất nhanh. Chứng xơ vữa động mạch sẽ bắt đầu hình thành, đặc biệt là khi mỡ động vật cũng chứa rất nhiều cholesterol. Do đó, tốc độ vận chuyển và hiệu quả chuyển hóa chất béo trong thức ăn sẽ giảm dần.

Chế độ ăn kiêng Atkins dựa trên chất béo động vật.

3. Chất béo có ảnh hưởng tới cân nặng và não bộ?

Tất nhiên rồi! Hiệu suất chuyển hóa chất béo giảm khiến chất béo dự trữ mất đi nhanh hơn. Còn nói về cân nặng, thì đây có thể được coi là một lợi ích.

Trong điều kiện thiếu glucose trầm trọng, hiệu quả sử dụng năng lượng của chất béo và cơ thể ketone giảm đáng kể.

Nhưng nếu không có mục tiêu giảm cân, và chất béo là nguồn năng lượng chính, thì mọi thứ sẽ không còn khả quan nữa. Trong trường hợp này, việc giảm hiệu suất chuyển hóa chất béo sẽ chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng chung của cơ thể. Nhất là khi nó đang ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài! Đó là lý do tại sao những người tuân thủ chế độ ăn kiêng carbohydrate nghiêm ngặt trong một thời gian dài, ghi nhận sự giảm mạnh về hiệu suất vận hành của trí não và thể chất.

4. Còn nguy cơ tiềm ẩn nào nữa không?

Có. Các nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn kiêng carbohydrate kéo dài (hơn một năm) có thể dẫn đến giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin, nghĩa là kháng insulin. Như bạn đã biết, kháng insulin tiềm ẩn ở người là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Tại sao?

Ngay khi có những dấu của hội chứng chuyển hóa, chúng ta nên trở lại với chế độ ăn uống carbohydrate bình thường. Chính vì lý do tiến hóa này mà chất béo đã không thể trở thành chất mang năng lượng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Khác với động vật ăn thịt, đó là nhữn sự cố thường gặp ở con người.

Nếu trong thực phẩm của tổ tiên chúng ta cũng chứa lượng chất béo như ngày nay, thì có lẽ chúng ta sẽ thích nghi được với quá trình chuyển hóa chất béo chăng. Tất nhiên ko tính khoảng thời gian 50 năm gần đây khi con người đã có chế độ ăn kiêng carbohydrate với lượng protein và chất béo cao.

5. Sự thay thế của chúng ta là gì?

Carbohydrate nguyên chất ở số lượng lớn là vô cùng có hại. Vì vậy, con người không thể tự cung cấp đầy đủ glucose từ protein, giống như động vật ăn thịt. Và cũng không thể bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt đó do các sản phẩm chuyển hóa chất béo. Vậy con người phải hấp thụ nó từ đâu?

Hãy trở về với tổ tiên xa xôi của chúng ta, với những người có chế độ ăn uống rất ít carbohydrate tự do. Con người là loài sinh vật ăn tạp đứng ở vị trí trung gian giữa động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ. Như vậy, rất có thể, họ cũng đã hấp thụ được glucose bằng cách nào đó. Một phần glucose chúng ta có thể hấp thụ từ protein như động vật ăn thịt, phần còn lại được hấp thụ từ thực vật, như động vật ăn cỏ.

Cách tốt nhất là hấp thụ glucose nguyên chất từ thực phẩm, nhưng trong tự nhiên nguyên thủy không có carbohydrate tự do.

Điều này đã được xác nhận dựa trên nghiên cứu về thành phần hệ vi sinh ở ruột người. Trong kiểu gen của vi khuẩn đường ruột, rất nhiều gen được phát hiện chịu trách nhiệm cho quá trình chuyển hóa chất xơ thực vật khó tiêu. Kết quả của các quá trình này là các axit béo dễ bay hơi được hình thành từ chất xơ.

Điều này có nghĩa là trong quá trình tiến hóa, cơ thể con người đã tập thích ứng với việc hấp thụ thức ăn, bao gồm cả thực phẩm từ thực vật thô. Chính từ đó, năng lượng được chiết xuất dưới dạng axit propionic, là chất nền tuyệt vời để tổng hợp glucose.

6. Chế độ ăn low carbohydrate ảnh hưởng đến ruột như thế nào?

Chế độ ăn kiêng carbohydrate không chỉ không cung cấp đầy đủ glucose (năng lượng) cho cơ thể, nó còn làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động bình thường của hệ vi sinh đường ruột.

Sự thiếu hụt của carbohydrate cũng có nghĩa là thiếu hụt gần như hoàn toàn chất xơ thực vật – chất dinh dưỡng chính của vi khuẩn đường ruột. Ngược lại, tăng lượng thực phẩm từ protein và chất béo không tiêu hoàn toàn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh từ bên ngoài. Kết quả là, các vi sinh vật tự nhiên của đường ruột bị đào thải ra ngoài.

Đó là lập luận phản biện chế độ ăn kiêng carbohydrate và nhiều protein và chất béo trong thời gian dài. Nó bác bỏ cả khuyến nghị về việc áp dụng chúng vào chế độ ăn uống thường xuyên.